Coglapix® - thí nghiệm so sánh hiệu quả kinh tế với kháng sinh trộn trong việc kiểm soát bệnh do vi khuẩn A.P.

Nhóm Vắc-xin (sử dụng Coglapix®) và nhóm Kháng sinh có năng suất tốt hơn và lợi nhuận tốt hơn nhóm Đối chứng. Mặc dù có năng suất tương đồng, hiệu quả kinh tế của nhóm Vắc-xin được cải thiện hơn nhóm Kháng sinh. Hiện nay, trong nỗ lực giảm sử dụng kháng...

 

.

 

-->Tại sao phải phòng bệnh do vi khuẩn A.P.?

-->Thông tin chung về thí nghiệm

-->Vật liệu và phương pháp

           - Xét nghiệm huyết thanh

           - Chấm điểm phổi trong lò mổ

-->Kết quả

-->Kết luận

 

.

 

COGLAPIX® - THÍ NGHIỆM SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ VỚI KHÁNG SINH TRỘN TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH DO VI KHUẨN A.P. 

(Viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae, hay còn gọi là APP)

Tác giả: PHẠM Châu Giang, Đại diện Kỹ thuật - chuyên ngành Heo - Ceva Animal Health Việt Nam

.

 

TẠI SAO PHẢI PHÒNG BỆNH DO VI KHUẨN A.P.?

A.p. (Actinobacillus pleuropneumoniae, hay còn gọi là APP) là một vi khuẩn Gram âm, thường gây bệnh và chết trên heo thịt. Heo có triệu chứng khó thở, thở thể bụng, tỉ lệ chết cao trong trường hợp nổ dịch. Heo chết thường có máu ở mũi, phổi bị hoại tử, áp xe.

Hình 1 Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae

A.p. gây ra thiệt hại rất lớn. Trong trường hợp cấp tính, tỉ lệ chết có thể lên đến 15% (R. Krejci, 2010). Trong trường hợp mãn tính, A.p. làm giảm 84g tăng trọng/ngày, tăng tiêu tốn thức ăn, đồng thời tăng thời gian xuất chuồng thêm 6 ngày (Rohrbach, 1993).

Hình 2 Heo bị chết do bệnh A.p.

^ Đầu trang

.

THÔNG TIN CHUNG VỀ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được thực hiện bởi GS. TS. Trần Thị Dân và cộng sự, ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2011. Trại tiến hành thí nghiệm là một trại 3.000 nái từ đẻ đến giết thịt, có tiền sử A.p. và đang ở thể mãn tính khi tiến hành thí nghiệm.

Mục tiêu thí nghiệm: so sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng vắc-xin COGLAPIX® với hai nhóm đối chứng (một nhóm sử dụng kháng sinh chuyên biệt để kiểm soát A.p. và một nhóm đối chứng âm) trong một trại đang lưu hành A.p.

Hình 3 Vắc-xin Coglapix®

Thí nghiệm đã được báo cáo tại hội nghị chuyên đề thế giới về heo (IPVS) vào tháng 05/2012 tại Jeju, Hàn Quốc.

^ Đầu trang

.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

TRƯỚC THÍ NGHIỆM

Xét nghiệm huyết thanh

25 heo nái và 60 heo thịt được tiến hành lấy máu xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA (ELISA ID Vet® APP screening 1-12).

Bảng 1 Kết quả xét nghiệm huyết thanh

Kết quả trong Bảng 1 cho thấy tỉ lệ kháng thể kháng A.p. dương tính cao. Trại này chưa dùng vắc xin trước khi tiến hành thí nghiệm, do đó, kháng thể tạo ra là từ vi khuẩn A.p. ngoài thực tế chuồng nuôi. Vì thế, có thể kết luận A.p. đang hiện diện trong trại.

^ Đầu trang

.

Chấm điểm phổi trong lò mổ

Hình 4 Chấm điểm phổi trong lò mổ

92 heo thịt được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành chấm điểm phổi tại lò mổ.

Bảng 2 Kết quả chấm điểm phổi trong lò mổ

Kết quả trong Bảng 2 cho thấy tỉ lệ viêm màng phổi liên quan đến A.p. là 25%. Chỉ số APPI của lô heo chấm điểm phổi cao (APPI = 0.85).

Nhận xét chung về tình hình của trại: A.p. ở thể mãn tính nhưng có ảnh hưởng đến năng suất trại. Do đó, cần tiến hành các biện pháp kiểm soát hợp lý nhằm cải thiện năng suất cho trại. Trong đó, cần so sánh hiệu quả giữa việc thực hiện chương trình tiêm phòng và biện pháp sử dụng kháng sinh trộn.

^ Đầu trang

.

PHÂN LÔ THÍ NGHIỆM

Heo được chia thành 3 nhóm tại thời điểm cai sữa:

- Nhóm 1 (Vắc-xin): gồm 240 heo, được tiêm vắc xin giải độc tố Coglapix® tại thời điểm 8 tuần và 12 tuần tuổi.

- Nhóm 2 (Kháng sinh): gồm 240 heo, được cho ăn cám có trộn kháng sinh chuyên biệt Tilmicosin (200ppm) trong vòng 3 tuần, tại thời điểm 6 tuần tuổi và 3 tháng tuổi.

- Nhóm 3 (Đối chứng): gồm 40 heo, không tiến hành tiêm vắc xin và không sử dụng kháng sinh chuyên biệt.

Cả 3 nhóm này được nuôi trong cùng một dãy chuồng và cho ăn thức ăn chăn nuôi thông dụng tại Việt Nam (cám có trộn kháng sinh CTC (400ppm) và colistin (100ppm)).

Hình 5 Chuồng trại tiến hành thí nghiệm

^ Đầu trang

.

KẾT QUẢ

Năng suất của nhóm Vắc-xin và nhóm Kháng sinh rất tương đồng với nhau. Hơn nữa, tăng trọng ngày của 2 nhóm này cao hơn và tiêu tốn thức ăn của 2 nhóm này thấp hơn nhóm Đối chứng (Biểu đồ 1 & 2).

Biểu đồ 1 Tăng trọng ngày từ 56 đến 183 ngày tuổi (ADG = Average Daily Gain)

Biểu đồ 2 Tiêu tốn thức ăn từ 56 đến 183 ngày tuổi (FCR = Feed Conversion Ratio)

Kết quả chấm điểm phổi trong lò mổ cho thấy có sự giảm thiểu đáng kể các bệnh tích liên quan đến A.p. của nhóm Vắc xin so với nhóm Kháng sinh và nhóm Đối chứng (Biểu đồ 3).

Biểu đồ 3 Tỉ lệ viêm màng phổi liên quan đến A.p.

Về hiệu quả kinh tế, nhóm Vắc-xin giúp đem lại lợi nhuận 2.321.264 VND cho một heo thịt, như được trình bày ở Bảng 3.

Bảng 3 Chi phí và lợi nhuận trong mỗi nhóm

Như vậy, nhóm sử dụng Coglapix® có lợi nhuận cao hơn 11% so với nhóm sử dụng Tilmicosin và 20% so với nhóm Đối chứng (Biểu đồ 4).

Biểu đồ 4 Lợi nhuận bình quân trên mỗi heo

^ Đầu trang

.

KẾT LUẬN

Nhóm Vắc-xin (sử dụng Coglapix®) và nhóm Kháng sinh có năng suất tốt hơn và lợi nhuận tốt hơn nhóm Đối chứng. Mặc dù có năng suất tương đồng, hiệu quả kinh tế của nhóm Vắc-xin được cải thiện hơn nhóm Kháng sinh. Hiện nay, trong nỗ lực giảm sử dụng kháng sinh trộn trong thức ăn, chương trình vắc xin cho thấy là một giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát A.p.

^ Đầu trang

.

<< Trở lại trang Bệnh Viêm phổi - màng phổi trên heo

<< Trở lại trang Các bệnh thường gặp

Đầu trang