So sáng hiệu quả của vắc-xin Coglapix® và biện pháp kháng sinh trong việc phòng ngừa bệnh Viêm phổi - màng phổi trên heo

Nhiều trại thường sử dụng một số lượng lớn kháng sinh trong giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo để kiểm soát Viêm phổi - màng phổi. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay trong trại là giảm lượng kháng sinh sử dụng, đặc biệt đối với những kháng sinh dùng qua đường uống....

 

.

 

-->Giới thiệu

-->Vật liệu và Phương pháp

-->Kết quả

-->Kết luận

 

.

SO SÁNG HIỆU QUẢ CỦA VẮC-XIN COGLAPIX® VÀ BIỆN PHÁP KHÁNG SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI TRÊN HEO

(Comparison of vaccination with Coglapix® and targeted medication in the prevention of pleuropneumonia in pigs)

Tác giả: Krejci R.1, Révész T.2

1Ceva, Libourne, Pháp;
2Ceva Phylaxia, Budapest, Hungary.

.

Giới thiệu

Actinobacillus pleuropneumoniae (A.p) tiếp tục là một trong những tác nhân gây bệnh đáng lo ngại vì nó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của trại heo trên khắp thế giới. Bệnh Viêm phổi - màng phổi do A.p thường không xảy ra một mình mà sẽ đi kèm với một số bệnh trên đường hô hấp khác để tạo ra bệnh hô hấp phức hợp trên heo (PRDC). Hậu quả viêm phổi - màng phổi sẽ làm heo bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, như: tỉ lệ chết cao, giảm chỉ số tăng trưởng trong giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo. Ngay cả trong đàn có thể bệnh cận lâm sàng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến tổng lợi nhuận của trại, do: năng suất tăng trưởng thấp hơn cùng với hiệu số tiêu thụ thức ăn giảm và chi phí thuốc men gia tăng.

Nhiều trại thường sử dụng một số lượng lớn kháng sinh trong giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo để kiểm soát Viêm phổi - màng phổi. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay trong trại là giảm lượng kháng sinh sử dụng, đặc biệt đối với những kháng sinh dùng qua đường uống.

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của việc chủng ngừa với sức khỏe của đàn heo và lợi nhuận của trại khi so sánh với biện pháp kháng sinh trong vấn đề kiểm soát bệnh A.p trong trại.

^ Đầu trang

.

Vật liệu và Phương pháp

541 heo con cai sữa đang gặp vấn đề với bệnh Viêm phổi - màng phổi, được phân chia ngẫu nhiên đồng đều vào hai lô G1 và G2.

Các heo trong lô G1 được tiêm vắc-xin Coglapix® lúc 7 và 10 tuần tuổi.

Còn heo trong lô G2 dùng biện pháp kháng sinh: florphenicol (200pm) và amoxicillin (20mg/kg thể trọng) trong 6 ngày vào 2 thời điểm: 12 tuần tuổi và 14 tuần tuổi.

Cả hai lô đều áp dụng chương trình kháng sinh phòng bệnh cơ bản: với colistin (sau cai sữa) và tiamulin với CTC (phòng bệnh lỵ lúc 15 tuần tuổi).

Sau đó, tiến hành ghi lại tổng thiệt hại trong giai đoạn vỗ béo và tăng trọng bình quân ngày (ADG) trong suốt giai đoạn từ khi cai sữa cho đến lúc xuất chuồng. 100 heo mỗi nhóm được tiến hành chấm điểm phổi tại lò mổ theo biện pháp SPES, đây là biện pháp cho biết bệnh tích viêm phổi - màng phổi do A.p gây ra trước đây; đồng thời đánh giá chỉ số APPI để xác định tỉ lệ và sự lan rộng của bệnh tích viêm màng phổi ở vùng lưng.

^ Đầu trang

.

Kết quả

Lô G1 có năng suất được cải thiện hơn khi so với lô G2. Tổng thiệt hại trong giai đoạn vỗ béo của lô G1 chỉ bằng 41% khi so với lô G2; trong khi đó, lô G2 lại có ADG từ khi cai sữa cho đến khi xuất chuồng lại cao hơn lô G1: 15 gam (Bảng 1).

Bảng 1 Chỉ số năng suất trong lô G1 và lô G2

Điểm chấm điểm phổi của 2 lô sẽ cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ xuất hiện của bệnh tích viêm màng phổi ở vùng lưng (Biểu đồ 1) cũng như sự lan rộng của các bệnh tích này (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 1 Tỉ lệ xuất hiện bệnh tích nghi ngờ do A.p gây ra trên heo xuất chuồng

Biểu đồ 2 Chỉ số APPI của bệnh tích nghi ngờ do A.p gây ra trên heo xuất chuồng

Hình 1 Phổi bình thường (a) và phổi có bệnh tích viêm màng phổi vùng lưng lan rộng khắp một bên phổi điển hình do nhiễm A.p (b)

Chi phí phòng ngừa viêm phổi - màng phổi trong lô G1 thấp hơn 2.58€ / heo (khoảng 75.000 vnd / heo) khi so với lô G2 (Bảng2).

Bảng 2 Chi phí vắc-xin và chi phí kháng sinh trên mỗi con

^ Đầu trang

.

Kết luận

Sử dụng Coglapix® sẽ có được hiệu quả phòng bệnh A.p cao hơn khi so với biện pháp kháng sinh về mặt khả năng bảo hộ sức khỏe và năng suất đàn heo. Ngoài ra, sử dụng vắc-xin này còn giúp giảm chi phí phòng bệnh trong trại trong khi vẫn mang lại hiệu quả đầy đủ ở những trại đang lưu hành những dòng vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh thông thường hiện nay.

^ Đầu trang

.

Tài liệu tham khảo

1Dottori M., et al 2007

.

(Nguồn: Axis Issue 02 / Tháng Chín 2013 - Ceva châu Á - Thái Bình Dương - Dành cho Hội thảo APVS 2013)

.

<< Trở lại trang Tạp chí AXIS

Đầu trang