Hiệu quả của vắc-xin Coglapix® và Hyogen® khi phòng bệnh Viêm phổi - màng phổi và Viêm phổi địa phương

Mục đích của bài viết này là so sánh hiệu quả khi kết hợp Coglapix® - vắc-xin giải độc tố A.p (Ceva) và Hyogen® - vắc-xin kiểm soát M. hyo với các vắc-xin cùng chủng loại của các công ty khác, trong trại đã từng bị nhiễm bệnh do A.p và M.hyo.

.

.

 

-->Giới thiệu

-->Vật liệu và Phương pháp

-->Kết quả

-->Kết luận

 

.

.

HIỆU QUẢ CỦA VẮC-XIN COGLAPIX® VÀ HYOGEN® KHI PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI VÀ VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG

(Efficacy of Coglapix® and Hyogen® vaccines in the Prevention of Pleuropneumonia and Enzootic Pneumonia)

Tác giả Krejci R.1, Merialdi G.2, Luppi A.2, Saldivar D.3, Lopez A.1

1Ceva, Libourne, Pháp, 2IZSLER Ý, 3Ceva Mê-xi-cô

.

Giới thiệu

Viêm phổi - màng phổi trên heo do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (A.p)và Viêm phổi địa phương (Suyễn heo) do Mycoplasma hyopneumoniae (M. hyo)là hai trong số những bệnh thường gặp nhất và có sức lây lan rộng trong đàn heo. Hiện nay, các trại thường kiểm soát hai bệnh này bằng quy trình chủng ngừa phòng bệnh dựa vào nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố.

Mặc dù A.p là tác nhân gây bệnh nguyên phát nhưng vi khuẩn này chỉ gây bệnh âm thầm trong cơ thể heo để tạo bệnh tích; còn M. hyo lại có khả năng làm tăng cao mức độ nhiễm bệnh của A.p.Vì thế, thực hiện tiêm phòng để kiểm soát cả hai bệnh này là một việc cần phải thực hiện trong trại đã từng bị nhiễm.

Mục đích của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả khi kết hợp Coglapix® - vắc-xin giải độc tố A.p (Ceva) và Hyogen® - vắc-xin kiểm soát M. hyo (Ceva) với các vắc-xin cùng chủng loại của các công ty khác, trong trại đã từng bị nhiễm bệnh do A.pM.hyo.

^ Đầu trang

.

Vật liệu và Phương pháp

Heo con cai sữa sẽ được chia vào hai nhóm:

- Nhóm 1: 206 heo con được tiêm phòng với Hyogen® (vắc-xin M. hyo) lúc 3 tuần tuổi, sau đó, được tiếp tục chủng ngừa với Coglapix® (vắc-xin giải độc tố A.p) lúc 12 và 15 tuần tuổi.

- Nhóm 2: 207 heo con được chủng ngừa với các vắc-xin cùng chủng loại với M. hyoA.p của các công ty khác, với thời điểm tiêm phòng y như nhóm 1.

Cả hai nhóm trên đều được tiêm vắc-xin kiểm soát bệnh PRRS lúc 2 tuần tuổi và bệnh PCV2 lúc 3 tuần tuổi.

Nghiên cứu này sẽ tiến hành theo dõi tỉ lệ chết, trọng lượng tăng trưởng bình quân theo ngày (ADG) và tỉ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) trong giai đoạn heo thịt. Sau đó, áp dụng Ceva Lung Program - Phương pháp Chấm điểm Phổi để thực hiện chấm điểm bệnh tích phổi tại lò mổ. Đặc biệt, cũng sử dụng phương pháp Madec1 cải tiến để đánh giá các bệnh-tích-nghi-ngờ-Viêm-phổi-địa-phương và phương pháp SPES2 để chấm điểm viêm màng phổi. Đối với phương pháp SPES, có 5 mức cho điểm (điểm 0: không có bệnh tích; 1: viêm màng vùng rìa; 2, 3 và 4: viêm màng vùng trung tâm với cấp độ bệnh tích tăng dần). Khi thấy các bệnh tích viêm màng vùng trung tâm phổi, chắc chắn liên quan đến A.p (vì đây thường là các dấu tích hồi phục của viêm phổi - màng phổi3).

^ Đầu trang

.

Kết quả

1. Năng suất đàn:

Nhóm 1 có tỉ lệ chết và FCR thấp hơn nhóm 2, đồng thời có ADG cao hơn nhóm 2: 43 g (Bảng 1). Sự khác biệt trong chỉ tiêu ADG ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa về mặt thống kê (*p<0.05).

Bảng 1 So sánh các chỉ tiêu năng suất

^ Đầu trang

.

2. Bệnh-tích-nghi-ngờ-M. hyo tại lò mổ:

Các heo trong nhóm 1 có tỉ lệ phổi nhục hóa thấp hơn (*p<0.05) với % diện tích phổi nhục hóa cũng ít hơn (Biểu đồ 1).

Biểu đồ1 Bệnh tích phổi nhục hóa (nghi ngờ do M. hyo)

^ Đầu trang

.

3. Bệnh-tích-nghi-ngờ-A.p tại lò mổ:

Các heo trong nhóm 1 có tỉ lệ bệnh và mức độ viêm màng vùng trung tâm thấp hơn khi so với nhóm 2. Kết quả được mô tả trong Biểu đồ 2.

4_3v

Biểu đồ 2 Bệnh tích viêm màng vùng trung tâm

^ Đầu trang

.

Kết luận

Trong nghiên cứu trên, Hyogen® và Coglapix® đem đến khả năng bảo hộ cao hơn cho đàn heo của trại để kiểm soát Viêm phổi địa phương và Viêm phổi - màng phổi khi so với các vắc-xin khác. Kết quả chấm điểm phổi tại lò mổ phản ánh mối quan hệ giữa mức độ bảo vệ phổi với các chỉ số năng suất thường quan tâm. Vì lý do này, phương pháp chấm điểm phổi được xem là công cụ chuẩn đoán hữu hiệu để đánh giá hiệu quả của các vắc-xin sử dụng trong trại khi đối mặt với các tác nhân gây bệnh trên hệ thống hô hấp.

^ Đầu trang

.

Tài liệu tham khảo

Madec F. et al., 1982, J Rec Porc Fr,14, 405-412

Dottori M. et al., 2007, Large Anim Rev, 161-165

Gottschal M., 2012, Disease of Swine, 10th Edition

.

(Nguồn:Axis Issue 02 / Tháng Chín 2013 - Ceva châu Á - Thái Bình Dương - Dành cho Hội thảo APVS 2013)

.

<< Trở lại trang Tạp chí AXIS

Đầu trang