C.H.I.C.K. Program Online - Số 22

Hệ Thống Máy Ấp Trứng Một Giai Đoạn / Nhiều Giai Đoạn ~ Ưu Điểm và Hạn chế ~

.

-->  Giới thiệu

-->  Hệ thống Ấp trứng Nhiều Giai đoạn và Hệ thống Ấp trứng Một Giai đoạn

-->  Các thông số cài đặt

-->  Các thuận lợi và mặt hạn chế của hệ thống ấp trứng một giai đoạn

-->  Kết luận

.

HỆ THỐNG MÁY ẤP TRỨNG MỘT GIAI ĐOẠN và  HỆ THỐNG MÁY ẤP TRỨNG NHIỀU GIAI ĐOẠN
- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ-

(Multiple stage / Single stage Systems of Incubation
- Advantages and Drawbacks -)

Được thực hiện bởi: Bộ phận Kinh doanh Gia cầm - Ceva Santé Animale - Libourne, Pháp

.

GIỚI THIỆU

Ngành chăn nuôi công nghiệp gia cầm luôn tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để cải thiện năng suất; do đó, tăng tỉ lệ nở để tăng số lượng gà con một ngày tuổi, và chú ý đến chất lượng gà con thông qua độ đồng đều của đàn, rất được mọi người quan tâm.

Chính vì thế, các công ty chăn nuôi lớn hiện nay đang xem xét khả năng chuyển từ hệ thống ấp trứng nhiều giai đoạn (multiple-stage system) sang hệ thống ấp trứng một giai đoạn (single stage system). Và trong giới hạn bài viết này sẽ cố gắng tóm tắt tất cả ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống trên.

^ Đầu trang

.

HỆ THỐNG NHIỀU GIAI ĐOẠN VÀ HỆ THỐNG MỘT GIAI ĐOẠN

Phần lớn các nhà máy ấp hiện nay đang sử dụng máy ấp trứng nhiều giai đoạn, có nghĩa: sẽ có nhiều đợt trứng với các giai đoạn phát triển phôi khác nhau được đặt trong máy; thông thường một tuần sẽ nạp trứng ba lần. Mỗi lần như vậy, nhân công trại sẽ mở cửa máy ấp trứng để nhập trứng mới (trên khay hoặc xe đẩy); các trứng sẽ được để trong từng khu riêng biệt tùy thời điểm nhập trứng để tất cả các trứng cùng được nhận một lượng nhiệt độ cần thiết và điều kiện môi trường tương đồng.

Hình 1: Một ví dụ cụ thể của máy ấp trứng một giai đoạn (Chickmaster)

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát triển hệ thống máy ấp trứng một giai đoạn. Với máy này, trứng được để vào máy ấp với cùng một giai đoạn phát triển, chịu cùng một môi trường ấp (nhiệt độ, ẩm độ và độ thông gió), từ đó sự phát triển của phôi sẽ đồng đều hơn. Các trứng được đưa vào máy ấp vào ngày 0 và lấy ra vào ngày 18, lúc này chỉ cần tiến hành vệ sinh và khử trùng toàn bộ máy, sau đó có thể bắt đầu một chu trình ấp trứng mới.

Hình 2: Một ví dụ cụ thể của máy ấp trứng nhiều giai đoạn (Petersime)

^ Đầu trang

.

CÁC THÔNG SỐ CÀI ĐẶT

1. Nhiệt độ

- Đối với máy ấp nhiều giai đoạn:

Sự trao đổi nhiệt độ giữa quá trình thu và tỏa nhiệt sẽ giúp tạo ra một ‘vùng đệm’ có tác dụng rút ngắn khoảng nhiệt độ tác động lên trứng.

  • Trong suốt giai đoạn đầu tiên của quá trình ấp, nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn xấp xỉ khoảng 100°F (37.77°C), độ chênh lệch có thể thay đổi tùy theo giống, tuổi gà giống và thời gian bảo quản trứng.
  • Ở giai đoạn sau của quá trình ấp, cần chú ý không để nhiệt độ trứng vượt quá 101°F (38.33°C) để tránh làm phôi chết. Điều này không chỉ phụ thuộc vào hệ thống làm lạnh của máy ấp mà còn liên quan đến bộ phận thông gió.

Một khi nhiệt độ trong máy được thiết lập, nên chú ý việc làm đầy trứng trong máy một cách vừa đủ để tránh xuất hiện quá nhều nhiệt độ không cần thiết xung quanh trứng hay nhiệt độ quá cao ở giai đoạn cuối của quá trình ấp.

- Đối với máy ấp một giai đoạn:

Trong hệ thống này, chỉ có một kiểu trứng ấp với cùng thời điểm tuổi phôi, cũng như cùng cần một lượng nhiệt độ và sản xuất ra cùng một loại nhiệt độ. Chính vì thế, quá trình ấp cần phải được theo dõi kỹ càng hơn: ví dụ như nhiệt độ trứng phải được đo thường xuyên.

Nhiệt độ thiết lập sẽ cao hơn ở thời điểm bắt đầu quy trình ấp và giảm dần dần từ giữa quá trình ấp trở đi, nhằm duy trì nhiệt độ vỏ trứng luôn gần mức 37.8°C.

Hình 3: Một ví dụ cụ thể của hệ thống theo dõi toàn diện (PAS REFORM)

Ví dụ như:

  • Ngày 1 - Ngày 2 à 37.7°C
  • Ngày 3 - Ngày 12 à 37.5°C
  • Ngày 13 - Ngày 21 à giảm 0.1°C mỗi ngày cho đến khi nở.

Ghi chú:

Độ Celcius (°C) sẽ chuyển thành độ Fahrenheit (°F) theo công thức: F = 32 + (°C x 9) / 5

^ Đầu trang

.

2. Ẩm độ

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng cần chú ý. Khoảng 7.000 và 17.000 lỗ thông khí trên vỏ có liên quan đến trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài trứng, và sự biến động tự nhiên có thể thấy được như sau: gà mái trẻ sẽ đẻ trứng có ít lỗ thông khí hơn gà mái già. Cơ chế trao đổi khí được trình bày như hình dưới.

- Đối với máy ấp trứng nhiều giai đoạn:

Độ ẩm tương đối trong máy ấp được thiết lập khoảng 58% đến 60% theo tiêu chuẩn, nhưng đây không chỉ là khoảng biến động kỹ thuật mà còn là thông số cho thấy tỉ lệ phôi bị mất nước và tổng số trứng nở.

- Đối với máy ấp trứng một giai đoạn:

Quản lý độ ẩm sẽ thay đổi tùy giai đoạn. Trong tám ngày đầu tiên của quá trình ấp, độ ẩm ở mức cao sẽ giúp quá trình thẩm thấu giữa lòng đỏ và lòng trắng được tốt hơn, nhờ vậy phôi sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo tốc độ tăng trưởng. Chính vì thế, độ ẩm cao nên được duy trì trong suốt giai đoạn này để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của gà con trong tương lai.

Giai đoạn sau, ngay khi tim phôi được hình thành, hệ thống mạch máu sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng, do đó nên giảm độ ẩm môi trường xung quanh xuống mức 50% - 55% nhằm tránh các mất mát có thể phát sinh vào cuối quy trình ấp trứng.

^ Đầu trang

.

3. Độ thông gió

- Đối với máy ấp trứng nhiều giai đoạn:

Lượng cung cấp khí trong máy ấp nên được giữ cố định và khoảng xấp xỉ 0.14 m3/phút/1000 trứng (có thể điều chỉnh một chút nhưng không được để hàm lượng khí CO2 vượt mức 0.4%).

- Đối với máy ấp trứng một giai đoạn:

Máy ấp có thể được thiết lập theo chương trình cài đặt sẵn dựa theo nhu cầu của gà con về khí CO2 và O2, phụ thuộc vào độ tuổi gà giống và thời gian lưu trữ trứng.

Biểu đồ 1:Tầm quan trọng của các khí trong quá trình phát triển của phôi (Pr DECUYPERE)

^ Đầu trang

.

CÁC THUẬN LỢI VÀ MẶT HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG ẤP TRỨNG MỘT GIAI ĐOẠN

Hệ thống ấp trứng một giai đoạn tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng là kiểu máy ấp tiên tiến và tinh vi nhất hiện nay. Hệ thống này có một số điểm vượt trội hơn hẳn các máy nhiều giai đoạn truyền thống khác.

Vệ sinh Tốt hơn

Với kỹ thuật ‘cùng vào – cùng ra’ (all in – all out), máy ấp một giai đoạn giúp việc khử trùng diễn ra đều đặn sau mỗi 18 ngày, trong khi các máy ấp nhiều giai đoạn phải lên kế hoạch ngưng đặt trứng thêm vào máy trước một khoảng thời gian. Ngoài ra, máy ấp một giai đoạn chỉ cần mở cửa đúng một lần khi nạp trứng vào máy cho đến khi chuyển trứng sang máy nở.

Kiểm soát Quá trình Ấp và Phân nhóm sang Máy nở Dễ dàng hơn

Nhiệt độ, ẩm độ và các thành phần không khí sẽ được kiểm soát tốt hơn và dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của từng giai đoạn phát triển của phôi, điều này sẽ giúp tối ưu hoá chất lượng gà con và tỉ lệ nở.

Đối với máy ấp nhiều giai đoạn, rất khó kiểm soát các chỉ tiêu này, ví dụ như đối với giống gà thịt nhiều ngày, nhiệt độ vỏ trứng có thể sai lệch từ 1 đến 2oC trong cùng một khay để trứng.

Chất lượng Gà con Tốt hơn

Sử dụng chất dinh dưỡng tốt là minh chứng của quá trình phát triển phôi ổn định: với cùng trọng lượng gà con khi nở (có cùng độ mất nước), gà con nở ra bằng máy ấp một giai đoạn sẽ có túi lòng đỏ chỉ 1-3g, thay vì 5-7g so với trước đây, và cơ quan nội tạng của nó cũng phát triển tốt hơn: bộ khung xương cứng cáp, trái tim to hơn (tăng 15%) và ruột dài hơn (tăng 5%), như vậy sẽ giúp làm giảm tỉ lệ chết ở giai đoạn đầu của quá trình ấp và nở, nhờ thu hẹp khoảng thời gian nở của lô trứng.

Mặt hạn chế: Đầu tư Cao, Chi phí Tiêu thụ Năng lượng Tăng

Khi trại ấp muốn chuyển sang dùng hệ thống máy ấp một giai đoạn thì phải trang bị nhiều máy với các thời điểm ấp trứng khác nhau để phù hợp với năng suất đẻ trứng của đàn gà giống nhiều độ tuổi trong trại, do đó ‘chi phí trên một đầu trứng’ sẽ gia tăng khá nhiều.

Mặc dù sử dụng hệ thống một giai đoạn sẽ giảm chi phí thông gió vào thời điểm đầu tiên của quá trình ấp, nhưng tổng chi phí năng lượng lại cao hơn, do quá trình giữ ấm (trong giai đoạn thu nhiệt) và làm lạnh (trong giai đoạn toả nhiệt) lại ngốn nguồn năng lượng nhiều hơn. Thật ra thì chi phí chênh lệch này có thể được bù đắp nhờ giảm chi phí vệ sinh, tăng tỷ lệ ấp nở và tăng chất lượng gà con được đề cập ở trên.

^ Đầu trang

.

KẾT LUẬN

Chắc chắn hệ thống ấp trứng một giai đoạn đem lại nhiều ưu điểm hơn máy ấp nhiều giai đoạn truyền thống thường dùng. Tuy nhiên, cùng với bất kỳ thay đổi nào trong trại, các công ty cũng nên cân nhắc đến tác động sau cùng của nó ở kết quả cuối cùng sẽ nhận được.

Các khoản đầu tư cần thiết và chi phí tiêu thụ năng lượng cuối cùng phải được so sánh khách quan cùng với lợi nhuận sau cùng. Bằng cách tính toán và cân nhắc cẩn thận, các trại ấp sẽ tìm ra được giải pháp nào là tốt nhất đang cần áp dụng cho trại.

^ Đầu trang

.

<< Trở về trang C.H.I.C.K. Program Online

Đầu trang