Vi-rút cũ và những nguy hiểm mới trong ngành chăn nuôi gia cầm

Người chăn nuôi gia cầm hướng trứng nên thận trọng trước các vi-rút gây bệnh Cúm Gia cầm (Avian Influenza), bệnh Newcastle (Newcastle Disease) và Viêm Phế quản Truyền nhiễm (Infectious Bronchitis) và không nên để chúng gây bệnh trong đàn gia cầm đang...

--> Giới thiệu

--> Cúm Gia cầm (AI)

--> Vi-rút gây bệnh Newcastle (ND)

--> Vi-rút gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

--> Sự cần thiết của biện pháp an toàn sinh học và chương trình tiêm phòng

.

VI-RÚT CŨ VÀ NHỮNG NGUY HIỂM MỚI TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM 

(Old viruses present new challenges for poultry industry)

Tác giả: Terrence O’Keefe

.

GIỚI THIỆU

Các ổ dịch Cúm Gia cầm độc lực cao H7N3 xuất hiện gần đây ở bang Jalisco của Mexico mang một thông điệp cảnh báo nguy hiểm đến ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm hướng trứng tại Mỹ. Vào thời điểm này, đã ghi nhận được 2.5 triệu gà đã chết hoặc bị tiêu hủy tại Mexico nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.

Hình 1 Chim hoang dã là nguyên nhân làm lây lan dịch Cúm Gia cầm, bệnh Newcastle và Viêm Phế quản Truyền nhiễm trong ngành chăn nuôi gia cầm. Trại nào thực hiện biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và có chiến lược chương trình chủng ngừa hợp lý sẽ có khả năng kiểm soát ba bệnh này

Nguồn từ BigStockPhoto.com

Hội nghị Trứng Thế giới tại Venice, Ý được tổ chức bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO) và Tổ chức Dịch tễ Thế giới (Office International des Epizootes - OIE). Tại hội nghị, Tiến sĩ Ilaria Capua - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ của Viện Zooprofilattico Sperimentale delle Venezie - đã chia sẻ các diễn biến mới nhất trong cuộc chiến chống lại ba bệnh thường xuyên xảy ra trong ngành chăn nuôi gia cầm: Cúm Gia cầm (Avian Influenza: AI), bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) và Viêm Phế quản Truyền nhiễm (Infectious Bronchitis: IB).

^ Đầu trang

.

CÚM GIA CẦM (AI)

Theo Tiến sĩ Capua “Cúm Gia cầm là căn bệnh có sức tàn phá nhất trong thế giới động vật. Vi-rút này có khả năng gây chết 100 phần trăm gia cầm nhiễm phải trong vòng 48 giờ với các triệu chứng đau đớn tột cùng”. Cúm Gia cầm đã tồn tại được gần mười năm kể từ khi chủng cúm H5N1 độc lực cao xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á, và đó cũng là khoảng thời gian mà Capua cùng nhóm cộng sự của bà đã bỏ ra để nghiên cứu nhằm tìm ra phương cách đánh bại căn bệnh này. “Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo căn bệnh này sẽ bị loại trừ vĩnh viễn”.

Trong năm 2007, H5N1 lan rộng từ Đông Nam Á sang châu Âu và châu Phi; Capua cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà một vi-rút độc lực cao đã lan truyền sang tận ba châu lục. Dữ liệu thu thập từ tháng Một 2011 đến tháng Ba 2012 cho thấy chủng H5N1 hiện nay vẫn đang hiện diện trong một số ít quốc gia (ngoại trừ Ai Cập, Israel và Iran), các ổ dịch chủ yếu bùng phát tại châu Á và đặc biệt là vùng Đông Nam Á và H5N1 đã gây ra dịch bệnh ở ít nhất sáu quốc gia.

Indonesia là nước xuất hiện ổ dịch Cúm Gia cầm nhiều nhất và Capua tin rằng đây là quốc gia có tình trạng dịch bệnh phức tạp nhất vì nước này là tập hợp của hàng ngàn đảo nhỏ. Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ và Ai Cập cũng công bố về các trường hợp bệnh xảy ra trong nước.

^ Đầu trang

.

Bài học rút ra từ H5N1

Hiện nay, ai cũng biết rằng vi-rút H5N1 thích nghi với vùng lạnh hơn vùng nóng, thời điểm xuất hiện nhiều nhất luôn nằm trong các tháng mùa đông và nó tồn tại tốt trong môi trường mát mẻ.

H5N1 vốn không phải là vấn đề đáng lo lắng trong các nước phát triển bởi vì các nước này có hệ thống và cơ sở hạ tầng được quản lý tốt. Tuy nhiên, hiện nay H5N1 lại là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn ở các nước này. Capua cho biết Ai Cập đối mặt với tình trạng rất khó khăn; tình hình xã hội bất ổn gần đây chính là nguyên nhân mà hệ thống nhân sự chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát dịch bệnh đều khá mới mẻ trong công việc và họ đang đối diện với các tình huống rất khó khăn với sự tích lũy kinh nghiệm bị giới hạn.

Trong 10 năm vừa qua, vi-rút Cúm Gia cầm đã thay đổi, và nó sẽ tiếp tục thay đổi không ngừng. Theo Capua, đây vừa là tin tốt và cũng vừa là tin xấu. Tin tốt là trong quá trình tiến hóa của vi-rút, một số chủng, nhóm đã biến mất. Tuy nhiên, tin xấu là một số nhánh khác lại đang đột biến ở một vài nước.

Trong khi tiến hóa, vi-rút thay đổi rất nhanh và điều này gây khó khăn trong việc áp dụng chương trình tiêm phòng phù hợp để kiểm soát được sự nhiễm bệnh. Theo Capua, “Vi-rút thay đổi, chúng thay đổi rất nhiều, đặc biệt trong các trại chăn nuôi đang sử dụng vắc-xin. Chúng thay đổi như con sâu hóa bướm và chúng ta nên theo dõi sát sao nhằm tìm ra vắc-xin nào đang có hiệu quả thật sự trong việc kiểm soát bệnh này.”

^ Đầu trang

.

Subtype H5, H7 và H9

Tại Nam Phi đã xảy ra một ổ dịch H5N2 trên đà điểu. Cho đến nay, ngành công nghiệp chăn nuôi và chính phủ Nam Phi gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát căn bệnh này, vì một số thử nghiệm ứng dụng trên gà không phù hợp với đà điểu.

Trong năm qua, Capua cho biết có tổng cộng 55 ổ dịch Cúm Gia cầm độc lực thấp được công bố, bao gồm H5, H7 và H9. Trong đó, H5 và H7 là hai chủng được đặc biệt chú ý do khả năng đột biến của chúng. Còn H9 là chủng đáng lo ngại cho ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm hướng trứng và hướng thịt tại vùng Trung Đông và Viễn Đông. Khi vi-rút H9 kết hợp với các bệnh khác thì tỉ lệ chết có thể rất cao. Nhóm nghiên cứu của Capula đang cố gắng tìm hiểu về sự lan rộng hiện nay của H9, cũng như tìm cách xây dựng một phương pháp khả dĩ để tiêu diệt nó.

^ Đầu trang

.

Dịch Cúm Gia cầm tiếp theo sẽ là gì?

Capula cho biết H5N1 vẫn là chủng được quan tâm hàng đầu; là một vấn đề nóng tại thời điểm này và mãi mãi về sau, do nguyên nhân làm phân tán mầm bệnh là chim di trú rất khó để kiểm soát triệt để. Tuy nhiên, có vài biện pháp đã được thực hiện bắt đầu từ năm 2003, nên từ 40 nước bị nhiễm bệnh đã giảm còn 6 đến 10 nước bị nhiễm ngày nay.

Các chủng Cúm Gia cầm H5 và H7 vẫn hiện diện, và theo Capula, hai chủng vi-rút này có thể không được báo cáo chính xác hiện nay; tiến sĩ tin rằng có nhiều trường hợp nhiễm H5 và H7 hơn số liệu được công bố. Nói chung, đa số ổ dịch H5 được báo cáo ở châu Phi và nhiều trường hợp H7 được công bố ở châu Âu.

Tuy nhiên, đối với H9, Capula tin rằng đây là chủng nguy hiểm nhất - bà phát biểu trước Hội nghị Trứng Quốc tế rằng H9 sẽ là vi-rút mà bà và nhóm nghiên cứu sẽ phải đối mặt nhiều nhất trong tương lai.

^ Đầu trang

.

VI-RÚT GÂY BỆNH NEWCASTLE (ND)

Bệnh Newcastle được xác định đầu tiên vào năm 1926. Mặc dù đã tồn tại một thời gian dài, nhưng vi-rút gây bệnh Newcastle vẫn có khả năng mang tới sự nguy hiểm; ví dụ như dịch bệnh 2002/2003 tại Mỹ đã làm 4 triệu gia cầm biến mất. Các số liệu gần đây cho thấy, vào năm 2011, chỉ có 18 quốc gia trên toàn thế giới không công bố xuất hiện ổ dịch bệnh Newcastle.

Vắc-xin phòng bệnh Newcastle là vắc-xin được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bệnh Newcastle vẫn là mối nguy hiểm chủ yếu và là vấn đề nan giải cho ngành chăn nuôi gia cầm hướng trứng.

Capua miêu tả vi-rút gây bệnh Newcastle như một vi-rút “biến đổi”, “nó thích chuyển từ chủng này sang chủng khác. Nó có thể tác động đến rất nhiều loài gia cầm khác nhau”. Bồ câu chính là thú mang trùng chính của bệnh này.

^ Đầu trang

.

Genotype VII

Genotype VII là biến thể mới nhất của bệnh Newcastle và có nhiều báo cáo từ nhiều nước cho biết biến chủng mới này đã gây chết gà mái hướng trứng. Genotype VII là kháng nguyên của vi-rút và nó xuất hiện cùng lúc với hệ thống miễn dịch gia cầm như bệnh Newcastle, mặc dù nó tác động theo một hướng hoàn toàn khác.

Capua nhấn mạnh với các nhà chăn nuôi gia cầm hướng trứng rằng chương trình tiêm phòng mà họ đang áp dụng trong trại nên được bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và cập nhật thường xuyên. Theo bà, vào lúc này, chưa có lý do nào chứng minh vắc-xin đang dùng hiện nay không thể bảo vệ được trước biến thể Genotype VII, nếu chúng được thực hiện đầy đủ và thích hợp. Trong khi đó, những đàn không được tiêm phòng sẽ có nhiều khả năng nhạy cảm với chủng vi-rút Newcastle này hơn những đàn đã được tiêm phòng.

Bệnh Newcastle có nhiều đặc điểm chung với các bệnh truyền nhiễm khác, như bệnh cúm. Bởi vì các kiểu gen mới đang xuất hiện, Capua tin rằng cần phải thực hiện tốt hơn nữa sự giám sát đàn và tăng cường biện pháp an toàn sinh học. Bà cũng giải thích rằng chiến lược thực hiện chủng ngừa cần phải được thay đổi tùy thuộc vào biến thể của vi-rút, một vi-rút nguy hiểm cần phải có một chương trình tiêm chủng có khả năng ngăn chặn nó xâm nhập và tác động xấu đền đàn gia cầm trong trại.

^ Đầu trang

.

VI-RÚT GÂY BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)

Viêm Phế quản Truyền nhiễm hiện diện trên khắp thế giới. Một trong những thách thức lớn nhất của việc kiểm soát bệnh này là vi-rút có rất nhiều biến chủng. Vì vậy, việc phân loại chính xác các chủng là rất khó. Cùng một biến chủng của vi-rút gây bệnh Viêm Phế quản Truyền nhiễm, nhưng tìm thấy trên nhiều quốc gia khác nhau lại có tên hoàn toàn khác nhau.

Capua miêu tả vi-rút này như một vi-rút “tắc kè hoa”, với khả năng thay đổi “vẻ ngoài” và liên tục tạo ra các đột biến mới. Một vài nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng phát triển chương trình tiêm phòng sử dụng hai loại vi-rút khác nhau. Hy vọng rằng bằng cách kết hợp hai biến thể, vắc-xin sẽ có thể bảo vệ chống lại các chủng mới và nguy hiểm.

^ Đầu trang

.

Chương trình giám sát toàn thế giới

Nhóm nghiên cứu của Capua đã thiết lập một chương trình theo dõi bệnh Viêm Phế quản Truyền nhiễm trên khắp thế giới. Chương trình nhận được rất nhiều mẫu phân lập từ Trung Đông, châu Âu, Nam Mỹ, châu Mỹ La-tinh và gần đây là Ấn Độ. Capua rất vui nếu nhận được các mẫu gửi đến từ các nước khác để giúp bà có được một bức tranh hoàn chỉnh về sự phân bố của vi-rút này trên thế giới.

Mặc dù một vài vắc-xin được tạo ra với mục đích chống lại một số biến chủng của bệnh, nhưng vấn đề lớn nhất lại là vi-rút thay đổi quá nhanh và do đó hệ miễn dịch của gia cầm khó được kích hoạt để bảo vệ chúng trước căn bệnh này.

^ Đầu trang

.

SỰ CẦN THIẾT CỦA BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC VÀ CHƯƠNG TRÌNH TIÊM PHÒNG

Capua lo ngại trước vai trò phân tán mầm bệnh của chim hoang dã và đây đang trở thành vấn đề càng ngày càng nghiêm trọng. Bà cảnh báo người chăn nuôi gia cầm hướng trứng rằng hệ miễn dịch gia cầm sẽ không thể được chuẩn bị trước cho các biến chủng mới của ba bệnh này. Thực hiện một quy trình an toàn sinh học nghiêm túc và có một chương trình chủng ngừa thích hợp là phương pháp cần thiết cho ngành chăn nuôi gia cầm hướng trứng.

^ Đầu trang

 

Bài báo này được đăng trên tạp chí “Egg Industry

Nguồn: wattagnet.com

 << Trở về trang trước

Đầu trang