Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB: Infectious Bronchitis)

Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gây ra các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng (sổ mũi, ho và âm rale) ở gà trên 4 tuần tuổi.

Có thể thấy gà bệnh bị viêm mũi và viêm màng kết, ủ rũ và nằm tụ quanh nơi phát nhiệt. Tỉ lệ chết có thể đạt 100%. Ở các gà con, tỉ lệ chết thường không đáng kể và không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng thứ cấp với các tác nhân gây bệnh khác.

Trong vài trường hợp, có sự xâm nhập tế bào viêm vào màng nhầy đường hô hấp trên từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng làm cho màng nhầy dày và đặc hơn (Hình 1).

Hình 1 Màng nhầy đường hô hấp trên dày và đặc hơn

Gà mái nhiễm bệnh IB sẽ bị viêm buồng trứng và các vùng mô bị chết do loạn dưỡng chủ yếu thấy được ở giữa và phần ba cuối của lớp niêm mạc ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng bị teo, u nang, với sự tích tụ lòng đỏ hay trứng đã hình thành hoàn chỉnh trong khoang bụng (hiện tượng này gọi là đẻ trứng bên trong) (Hình 2).

Hình 2 Hiện tượng đẻ trứng bên trong

Hậu quả là số lượng trứng sản xuất giảm. Xuất hiện ngày càng nhiều số lượng trứng có hình dạng bất thường, trứng có vỏ mất màu hay trứng chỉ có vỏ lụa và lòng trắng chứa nhiều nước (Hình 3).

Hình 3 Trứng có hình dạng bất thường, vỏ mất màu

Bệnh IB do một vi-rút corona gây ra với các kháng nguyên đa dạng. Vì thế, có rất nhiều chủng được xác định như Massachusetts, Arkansas 99, Connecticut, O72,… Bệnh này thường đi kèm với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh nhiễm khuẩn do E. coli, do Mycoplasma gallisepticum, viêm thanh khí quản truyền nhiễm,…

Các chủng vi-rút IB hướng thận gây ra hiện tượng viêm nghiêm trọng (Hình 4) và tổn thương mô do loạn dưỡng (Hình 5) ở thận: hình thành sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ, xuất huyết và tăng đáng kể tỉ lệ chết. Trong điều kiện tự nhiên, chỉ có gà mái bị nhiễm bệnh và ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm. Bệnh này thậm chí còn thấy ở các đàn đã được tiêm phòng.

Hình 4 Viêm nghiêm trọng ở thận

Hình 5 Cấu trúc mô bất thường ở thận

Phương pháp huyết thanh học (như phương pháp trung hòa, phương pháp ELISA,…) được sử dụng rộng rãi trong chuẩn đoán. Hiện nay, còn dùng phương pháp PCR để xác định nhanh chóng các chủng của vi-rút IB.

Bệnh IB nên phân biệt với các bệnh hô hấp cấp tính khác như bệnh Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm và bệnh sổ mũi truyền nhiễm (bệnh Coryza).

Tiêm phòng vắc-xin sống hay chết chỉ có hiệu quả khi nó chứa chủng vi-rút tương ứng với bệnh đang xảy ra trong vùng.

 

 (Nguồn: "Diseases of poultry - A colour atlas" - Ivan Dinev & CEVA Santé Animal, 2010)

.

<< Trở về trang trước

Đầu trang