Thế nào là chương trình tiêm phòng tốt nhất với Coglapest® cho heo nái? Một nghiên cứu mới thay đổi thói quen thông thường

Một thí nghiệm được thực hiện ở trại heo công nghiệp miền nam Thái Lan, chứng minh việc tiêm phòng đồng loạt đàn heo nái trước khi sinh sản đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Thí nghiệm cũng cho thấy thời gian thích hợp để tiêm phòng là 5 đến 6 tuần trước...

.

--> Giới thiệu

--> Nội dung và phương pháp thí nghiệm

--> Kết quả

--> Thảo luận

--> Kết luận

.

THẾ NÀO LÀ CHƯƠNG TRÌNH TIÊM PHÒNG TỐT NHẤT VỚI COGLAPEST® CHO HEO NÁI?
MỘT NGHIÊN CỨU MỚI THAY ĐỔI THÓI QUEN THÔNG THƯỜNG

(WHAT IS THE BEST VACCINATION PROGRAM WITH COGLAPEST® FOR SOWS?
A NEW STUDY THAT CHANGES THE USUAL CONCEPTS)

Tác giả: Tiến sĩ Eric Brunier, Giám đốc Thị trường khu vực về Heo

Ceva Animal Health Châu Á - Thái Bình Dương

.

GIỚI THIỆU

Bệnh dịch tả heo (Classical Swine Fever (CSF), hay Hog Cholera) là bệnh truyền nhiễm trên heo, chủ yếu xảy ra ở châu Á (ngoại trừ Nhật Bản). Khi dịch bệnh bùng phát, triệu chứng lâm sàng và thiệt hại kinh tế rất nặng nề nếu không có biện pháp nào ngăn chặn và hệ quả tất yếu là trang trại phải đóng cửa. Vì các lý do đó, tiêm phòng là “bắt buộc” và việc áp dụng tiêm phòng trong trại hay không, không phải là theo quy định của pháp luật mà thực hiện vì chính lợi ích của trại.

Hiện nay, không có bất kỳ cách điều trị khả dĩ nào có thể chống lại căn bệnh do virus này, chỉ có giải pháp duy nhất là tiêm phòng. Các giai đoạn nhạy cảm nên được tiêm phòng để tạo khả năng bảo hộ và trong đàn heo sạch, mọi độ tuổi đều mẫn cảm với bệnh, kể cả ở các heo trưởng thành. Trong khu vực đang xảy ra dịch, heo trưởng thành thường hình thành một vài miễn dịch để chống lại CSF. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này phụ thuộc vào từng cá thể khi tiếp xúc với vi-rút trong tự nhiên (như cá thể đó đã từng tiếp xúc với vi-rút này chưa?). Trong một đàn, có thể có một vài trường hợp không bao giờ hình thành sự miễn dịch vì một vài heo nái bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai, vi-rút chui vào bào thai và xuất hiện các heo con mới sinh “tự miễn dịch” với bệnh - đây là những con mang vi-rút trong cơ thể nhưng không tạo ra bất kì sự bảo vệ nào để chống lại và chúng là mối nguy hiểm tiềm tàng cho những con còn lại trong đàn.

Hơn nữa, các heo con khi mới sinh ra rất nhạy cảm với bệnh nên giải pháp tốt nhất là cung cấp sự bảo hộ từ mẹ của chúng ngay từ giai đoạn sớm để hình thành sự bảo vệ vững chắc với mức kháng thể ổn định từ heo mẹ truyền sang trong sữa đầu (maternal derived antibodies: MDA). Do đó, người quản lý trại nên tạo điều kiện cho heo con uống đầy đủ sữa đầu trong vòng một giờ đầu tiên kể từ khi sinh.

Vì cả hai lý do - sự bảo vệ cho heo nái và cung cấp MDA cho heo con - một giải pháp ngăn ngừa CSF tốt chính là thực hiện tiêm phòng cho heo giống (heo nái và heo nọc). Nếu sợ rằng MDA có khả năng làm bất hoạt các dòng vắc-xin sống khi tiêm phòng cho heo con, thì nên đợi mức MDA giảm xuống trước khi thực hiện. Để kết hợp với chương trình vắc-xin trong các giai đoạn tiêm phòng sau này ở heo con, mức độ MDA của chúng càng đồng đều càng tốt. Vì thế, các vắc-xin sử dụng trong giai đoạn mang thai phải hoàn toàn an toàn và COGLAPEST® là một sản phẩm phù hợp nhất để tiêm phòng cho heo nái và được khuyến khích sử dụng đối với các heo có cùng khoảng thời gian mang thai còn lại từ khi tiêm phòng. Thời điểm tiêm phòng chỉ nên thực hiện vào giữa thời điểm từ 2 đến 6 tuần trước khi sinh.

Tuy nhiên, ở một vài trại lại áp dụng kỹ thuật tiêm phòng đồng loạt cho tất cả các động vật nuôi trong trại: heo nái, heo mang thai và heo nọc. Chỉ có heo nái đang ở giai đoạn cho con bú có thể được trì hoãn tiêm phòng đến sau lần giao phối tiếp theo. Thuận lợi của kỹ thuật này là bảo đảm tiêm phòng toàn trại mà không bỏ sót bất kì cá thể nào và dễ dàng đều đặn tiêm các liều nhắc lại (thường là mỗi bốn tuần) nên khả năng bảo hộ sẽ tốt và đồng đều hơn. Một thuận lợi khác có thể kể đến là dễ quản lý trại hơn (sắp xếp các công việc).

Bên cạnh đó, mặt hạn chế là mức MDA trong sữa đầu không được đồng đều, do các heo nái được tiêm phòng với độ tuổi và thời điểm mang thai khác nhau; và điều này có thể gây bất lợi cho chương trình tiêm phòng sau này ở heo con.

Do đó, một thí nghiệm tiêm phòng đồng hoạt với sự hợp tác của ông Rawat Chantong, tiến sĩ Susichol Sittinuntn và tiến sĩ Thunyatid Sisom, thực hiện ở một trang trại 3.000 heo nái đang chuẩn bị bước vào kì sinh sản ở miền Nam Thái Lan vào năm 2009. Trại này sẵn sàng thực hiện chương trình tiêm phòng đồng loạt với COGLAPEST® với liều nhắc lại bốn tháng một lần. Mục tiêu của thí nghiệm là xác định thời điểm thực hiện tiêm phòng tốt nhất cho heo nái để phù hợp với chương trình tiêm phòng sau này ở heo con.

^ Đầu trang 

.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Phụ thuộc vào ngày tiêm phòng đồng loạt với COGLAPEST®, 210 heo nái được lựa chọn vào 3 nhóm (mỗi nhóm 70 con) theo thời gian mang thai còn lại sau khi tiêm phòng (như Sơ đồ 1).

  • Nhóm đầu tiên (G1) được lựa chọn từ các heo nái còn 20 ngày mang thai sau khi tiêm phòng. Nhóm này đại diện cho các heo nái được tiêm phòng vào cuối kì mang thai.
  • Nhóm thứ hai (G2) được lựa chọn từ các heo nái còn 63 ngày mang thai sau khi tiêm phòng. Nhóm này đại diện cho các heo nái được tiêm phòng ở giai đoạn giữa của chu kỳ mang thai.
  • Nhóm thứ ba (G3) được lựa chọn từ các heo nái còn 100 ngày mang thai sau khi tiêm phòng. Nhóm này đại diện cho các heo nái được tiêm phòng khi bắt đầu mang thai.

Mỗi nhóm, các heo nái được phân thành các nhóm nhỏ sau: heo hậu bị mang thai lần đầu (P0), heo nái tơ mang thai lần hai (P1), heo nái tơ mang thai nhiều lần (P2-P4) và heo nái già hơn (P>5). Trong mỗi nhóm nhỏ, heo nái được lựa chọn ngẫu nhiên để có tỉ lệ độ tuổi như nhau trong cả ba nhóm G1, G2 và G3.

 

Sơ đồ 1: Mô hình thí nghiệm - thời gian mang thai còn lại sau khi tiêm phòng ở mỗi nhóm

Khi heo nái vừa sinh xong, lấy mẫu máu của heo nái cũng như mẫu sữa đầu (trộn sữa đầu được lấy từ núm vú bên phải phía trên và núm vú bên phải phía dưới). Vào ngày thứ 14 của heo con, lấy mẫu máu của 5 con đầu tiên được uống sữa đầu ngay khi sinh. Ở mỗi loại mẫu,tiến hành đo lượng kháng thể chống lại vi-rút CSF bằng phương pháp trung hòa huyết thanh.

^ Đầu trang

.

KẾT QUẢ

Dù xem xét loại mẫu nào (mẫu máu heo mẹ, sữa đầu hay mẫu máu heo con) đều thấy lượng kháng thể cao nhất ở nhóm G2 (giữa kì mang thai), sau đó là nhóm G1 (cuối kì mang thai) và cuối cùng ít nhất là nhóm G3 (đầu kì mang thai). Đây là xu hướng chung và qua các khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi xem xét mẫu sữa đầu và mẫu máu từ heo con cho thấy sự chênh lệch lượng kháng thể giữa nhóm G2 và nhóm G3 không có khả năng xảy ra do tình cờ. Tiêm phòng vào giai đoạn cuối chu kì mang thai, như thí nghiệm này, không phải là thời điểm tốt nhất để có lượng kháng thể trong sữa đầu cao cho heo con. Tiêm phòng vào giữa chu kì mang thai sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều. Các nghiên cứu khác về kháng thể được thực hiện trên heo cho thấy lượng kháng thể đo được cao nhất ở thời điểm năm tuần sau khi tiêm phòng. Rất tiếc vì đã không thực hiện thí nghiệm trên các heo nái còn 35 ngày mang thai sau khi tiêm phòng.

Bảng 1 Kết quả SN mean

 

 

 

Kết quả của các heo hậu bị và heo nái tơ mang thai lần hai cho kết quả tương tự nên được xếp vào cùng một nhóm. Khi xem xét các loại mẫu hay nhóm nhỏ (P0-P1, P2-P4, P>5), lượng kháng thể khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê. Xu hướng nhìn thấy trong toàn đàn là có lượng kháng thể gần như đồng đều trong nhóm G1 và nhóm G2; còn nhóm G3 thấp hơn một chút.

Khi nghiên cứu mối tương quan giữa các loại mẫu khác nhau, ngược với những trông chờ trước khi làm thí nghiệm, lượng kháng thể ở heo nái sau khi sinh không ảnh hưởng nhiều đến lượng kháng thể ở sữa đầu (r2=0.47). Và cũng khá ngạc nhiên khi lượng kháng thể của heo con phụ thuộc yếu vào lượng kháng thể trong sữa đầu (r2=0.55). Ngược lại, lại có thể thấy được mối tương quan giữa lượng kháng thể của heo nái và heo con (r2=0.64). Nếu mối tương quan xuất hiện giữa heo mẹ và heo con thì mối tương quan yếu với sữa đầu là không hợp lý.

Bảng 2 Hệ số xác định

 

^ Đầu trang 

.

THẢO LUẬN

Mục tiêu của thí nghiệm là xác định chương trình tiêm phòng phù hợp cho heo con để xác định thời điểm tiêm phòng đồng loạt cho heo giống. Như quan sát sơ bộ, lượng kháng thể trong heo con không thể hiện sự khác biệt lớn giữa các nhóm khi xem xét giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (Biểu đồ 1). Chương trình tiêm phòng nên được thực hiện.

 

Biểu đồ 1 Mức kháng thể ở heo con ở từng nhóm và độ lệch chuẩn

Vì thế, giá trị trung bình của tất cả heo con được tính toán (5.6 SN log2). Các heo con được lấy mẫu ở hai tuần tuổi, và mức MDA thường giảm xuống còn một nửa vào ngày thứ 15. Khi lượng MDA xem xét vượt mức 5 SN log2 (1:32), nguy cơ các MDA làm bất hoạt dòng vi-rút trong vắc-xin rất cao, ngược lại, theo nghiên cứu của Launais và các cộng sự cho thấy khi lượng MDA vượt qua mức 3 SN log2 (1:8), có thể thấy được sự bảo vệ của cơ thể chống lại các dấu hiệu lâm sàng trong trường hợp bị nhiễm. Các ngưỡng này giúp xác định thời điểm phù hợp để tiêm phòng. Trong thí nghiệm của chúng tôi, chương trình tiêm phòng thích hợp có thể được xác định bằng mũi đầu tiên ở tuần thứ 4 và mũi thứ hai sau đó 3 tuần (như Biểu đồ 2).

 

Biểu đồ 2 Thời điểm xác định tiêm vắc-xin

^ Đầu trang

.

KẾT LUẬN

Thí nghiệm này chứng minh một điều: lượng kháng thể trong heo mẹ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm tiêm phòng và do đó hàm lượng MDA cho heo con cũng khác biệt tương ứng. Kháng thể được sản xuất cao nhất được quan sát thấy trong nhóm được tiêm phòng vào giai đoạn giữa của chu kì mang thai. Lượng kháng thể cao nhất có thể đạt được khi tiêm phòng ở thời điểm khoảng 5 tuần trước khi sinh. Để đạt được sự đồng đều MDA cao trong các heo con, chúng ta vẫn nên tiêm phòng cho tất cả heo nái vào cùng một thời điểm cụ thể trước khi sinh. Khoảng thời gian thường sử dụng để tiêm phòng là 2 đến 6 tuần trước khi sinh nhưng chúng tôi khuyên nên chọn thời điểm 5 đến 6 tuần thay vì 2 tuần như trước đây.

Tuy nhiên, tiêm phòng đồng loạt nên được khuyến khích và trong thí nghiệm này, chương trình tiêm phòng phù hợp phải bắt đầu thực hiện sau khi heo con được 4 tuần tuổi và mũi thứ hai cách đó 3 tuần.

^ Đầu trang

.

(Nguồn: “Axis Issue 10 - APVS & VIV Asia - Special Edition" - Tháng Ba 2011)

.

<< Trở lại trang Bệnh Dịch tả Heo (Classical Swine Fever – Hog Cholera)

<< Trở lại trang Các bệnh thường gặp

Đầu trang